Thay vì quẩn quanh trong thành phố ngột ngạt, nhiều người hiện nay, nhất là các bạn trẻ quyết định đi phượt bằng xe đạp để thả hồn với thiên nhiên, cũng như mở mang tầm mắt về thế giới bao la. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi đi phượt bạn nhất định phải nắm rõ những kinh nghiệm, cũng như những hành trang cần chuẩn bị trước khi bắt đầu hành trình. Cùng thienxedap.com tìm hiểu rõ hơn về điều này qua bài viết sau đây nhé!
1. Kinh nghiệm đi phượt bằng xe đạp không thể bỏ qua
Dưới đây là những kinh nghiệm đi phượt bằng xe đạp được nhiều tín đồ phượt chia sẻ, bạn nên tham khảo để có chuyến đi suôn sẻ hơn:
1.1. Thiết lập lịch trình chi tiết
Trước mỗi hành trình, bạn nên lên kế hoạch chi tiết để tránh phát sinh thời gian cũng như đảm bảo an toàn. Chẳng hạn như bạn sẽ đi lộ trình bao nhiêu kilomet, qua các tỉnh nào, tại đó có địa hình gì, nghỉ chân ở đâu, có những rủi ro nào trên đường đi. Đồng thời, bạn đừng quên xem trước thời tiết tại địa điểm đó để chuẩn bị quần áo cho phù hợp.
1.2. Chọn xe đạp đi phượt phù hợp
Chọn xe đạp là bước cực kỳ quan trọng bởi đây là “chiến mã” sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt hành trình sắp tới. Để vượt qua được đa dạng địa hình một cách an toàn, đồng thời mang đến những chuyển động mạnh mẽ, giúp giảm tối đa sức lực khi đạp xe thì xe đạp địa hình MTB là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Gợi ý đến bạn 5 dòng xe được các tín đồ đam mê bộ môn phượt bằng xe đạp ưa chuộng:
- Xe đạp địa hình MTB GIANT Roam 3 Disc – Phanh Đĩa, Bánh 700C không chỉ sở hữu vẻ ngoài cổ điển, gọn nhẹ, còn sở hữu khung sườn nhôm ALUXX bền bỉ, ít bị biến dạng khi chịu tác động bởi môi trường bên ngoài.
- Xe đạp địa hình MTB GIANT Rincon 2 29 – Phanh Đĩa, Bánh 29 Inches có giá thành phải chăng, sử dụng linh kiện cao cấp, đặc biệt là bộ lốp chống mài mòn, phù hợp để di chuyển nhiều.
- Xe đạp địa hình MTB VINBIKE Lava 2 – Phanh Đĩa, Bánh 27.5 Inches gây ấn tượng bởi khung sườn dạng hình học kim cương phù hợp với tầm vóc người Việt, cùng ghi đông tiện lợi, bánh xe bám đường tốt, bộ phanh chắc chắn,…
- Xe đạp địa hình MTB MAX BIKE Rally – Phanh đĩa, Bánh 26 Inches sở hữu bộ truyền động Shimano mạnh mẽ, cùng tay đề Shimano Tourney sang số nhẹ nhàng, giúp bạn tiết kiệm tối đa sức lực khi đi phượt.
- Xe đạp địa hình MTB GIANT ATX 620 – Phanh Đĩa, Bánh 26 Inches có thiết kế năng động, trẻ trung, được trang bị nhiều linh kiện phù hợp với bộ môn xe đạp phượt như bộ truyền động 21 tốc độ, bánh xe bám đường tốt, căm xe hợp kim thép cứng cáp,…
Để mua xe đạp MTB chính hãng, bạn có thể ghé đến thienxedap.com. Tại đây cam kết 100% xe đạp có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu trên thế giới, sử dụng các linh kiện cao cấp, đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi. Chưa kể, đến với thienxedap.com, bạn còn được mua hàng với giá ưu đãi, miễn phí giao hàng tận nơi và bảo hành lên đến 5 năm.
Xe đạp gấp có đi phượt được không?
Câu trả lời là CÓ. Vì xe đạp gấp sở hữu khung sườn hợp kim nhôm có sức tải trọng lên đến 100kg, độ bền bỉ cao, ít bị biến dạng bởi môi trường bên ngoài. Đồng thời, bánh xe dù có đường kính nhỏ nhưng bộ líp được thiết kế với kích thước tối ưu, mang đến tốc độ “xé gió”, giúp gia tăng thêm cảm giác khi phượt. Đặc biệt, mỗi lần dừng chân, bạn có thể gấp gọn xe lại một góc mà không lo tốn kém diện tích.
1.3. Không nên đi 1 mình
Dù đã lên kế hoạch chi tiết, nhưng bạn vẫn không biết rõ thực tế trên đường đi sẽ xảy ra chuyện gì. Do đó, bạn không nên đi phượt bằng xe đạp một mình mà nên đi theo đoàn. Bên cạnh hỗ trợ lẫn nhau khi có ai bị hỏng xe hoặc bị thương, thì đi theo đoàn còn giúp bạn có thể thoải mái trò chuyện, từ đó nâng cao tinh thần, thêm quyết tâm để chinh phục hành trình sắp tới.

1.4. Nên học cách sửa xe đạp cơ bản
Hư hỏng xe là điều không thể tránh khỏi khi đi phượt, tuy nhiên không phải bất kỳ lúc nào cũng có sẵn cửa hàng sửa xe đạp trên đường đi. Do đó, để tiết kiệm thời gian và tránh ảnh hưởng lịch trình, bạn nên học cách sửa xe đạp cơ bản, chẳng hạn như cách bơm xe, sang líp xe, sửa sên bị trật, tra dầu xích xe, vá lốp,… để nếu xảy ra rủi ro cũng có thể tự mình xử lý.
1.5. Nên khởi hành sớm
Thời điểm khởi hành đi xe đạp lý tưởng là từ 4 – 5 giờ sáng. Lúc này mặt trời vừa ló dạng, thời tiết không quá gắt, vì vậy bạn có thể vừa đạp xe, vừa ngắm cảnh bình minh xinh đẹp. Đồng thời, khởi hành sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra mỗi ngày và có thể nghỉ ngơi trước khi mặt trời lặn.
2. Đi phượt bằng xe đạp nên chuẩn bị gì?
Hành trang trước mỗi chuyến đi là điều bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hạn chế rơi vào những tình huống khó khăn. Vậy, nên chuẩn bị gì trước khi đi phượt bằng xe đạp, mời bạn đọc tiếp nhé!
2.1. Sức khỏe tốt
Sức khỏe tốt là tiêu chí đầu tiên bạn cần chuẩn bị khi bắt đầu hành trình đi phượt bằng xe đạp. Bởi quá trình này đòi hỏi sức bền cao vì phải đạp xe liên tục, vượt qua các địa hình khó khăn, gập ghềnh. Do đó, trước khi có kế hoạch đạp xe đi phượt khoảng 3 – 4 tháng, bạn nên dành thời gian tập thể thao hoặc yoga, đặc biệt là các động tác giúp tăng sự dẻo dai ở phần lưng để hạn chế đau mỏi khi đạp xe.
Ngoài rèn luyện sức khỏe, bạn có thể xây dựng thực đơn dinh dưỡng giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá ngừ. Đồng thời có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ điều độ, không tập luyện quá sức.
2.2. Quần áo, giày dép chuyên dụng đi phượt
Không thể bỏ qua đồ nghề phượt (như quần áo, giày dép phượt chuyên dụng, áo mưa, khăn vải) để bảo vệ cho bản thân. Theo đó, bạn nên ưu tiên quần áo gọn nhẹ, thấm hút và chịu nhiệt tốt nhưng đủ bền để bảo vệ cho cơ thể. Đồng thời, lựa chọn các đôi giày chạy bộ sẽ giúp bạn đỡ đau chân và hạn chế trơn trượt nếu băng qua địa hình có nước hoặc khi trời mưa. Đừng quên mang theo một đôi dép nhựa để sử dụng khi nghỉ ngơi giúp thoải mái bàn chân hơn nhé.

Khi di chuyển bằng xe đạp địa hình thì ngoài việc sở hữu một chiếc xe có chất lượng tốt và độ bền cao thì cũng không thể thiếu các phụ kiện đi kèm để đảm bảo sự an toàn và sự tiện dụng. thienxedap.com sẽ giới thiệu đến bạn…
2.3. Các loại giấy tờ cần thiết
Thẻ căn cước công dân, giấy tờ xe, bảo hiểm y tế, thẻ ATM là những giấy tờ mà bạn nên mang theo bên mình. Bởi trường hợp bạn cần thuê phòng, đi khám sức khỏe hay rút tiền, thì bạn có thể sử dụng ngay.
2.4. Các loại thuốc cơ bản, thông dụng
Trong quá trình đi phượt, bạn có thể xảy ra các chấn thương không mong muốn do phải trải qua sự thay đổi thời tiết, cộng với việc dùng sức quá lâu. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị một chiếc túi nhỏ, bên trong chứa các loại thuốc như thuốc hạ sốt, đau bụng, giảm đau, salonpas, băng gạc, thuốc đỏ, oxy già, băng cá nhân,… Đồng thời, bạn cũng nên trang bị thêm các kỹ năng sơ cứu cơ bản như cầm máu, xử lý chấn thương.
2.5. Tiền mặt
Khi lên lộ trình, bạn cũng không biết chắc chắn cây ATM sẽ ở đâu. Do đó hãy luôn có sẵn một ít tiền mặt trong người phòng khi cần mua sắm gì đó phục vụ cho chuyến đi. Ngoài ra, trước khi bắt đầu hành trình, bạn cũng nên đặt ra ngân sách chi tiêu của mình để tránh tiêu xài phung phí, làm thâm hụt tài khoản tiết kiệm cá nhân.
2.6. Đồ vệ sinh cá nhân
Cũng giống như khi đi du lịch bằng xe đạp, lúc đi phượt bạn cũng phải chú trọng đến vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khỏe từ trong ra ngoài. Một vài đồ vệ sinh mà bạn nên mang theo gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chiếc ca nhựa nhỏ, mỹ phẩm dưỡng da, kem chống nắng, khăn giấy, lăn khử mùi, dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh, nước rửa tay khô,…
2.7. Đồ ăn nhẹ và nước uống
Vì hành trình khá dài và cần nhiều sức lực nên bạn phải luôn mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống bên cạnh mình để tránh kiệt sức, ngất xỉu. Theo đó, bạn nên lựa chọn đồ ăn khô như cơm nắm, bánh mì, trái cây để tránh hư hỏng, đổ chảy. Còn với nước, bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng nước khoáng bổ sung năng lượng và hạn chế các loại nước nhiều đường hay có ga.

Để có một buổi tập luyện xe đạp tràn đầy hứng khởi, thì ngoài kỹ thuật bạn còn cần chuẩn bị cho mình một thực đơn dinh dưỡng thật đầy đủ. Vậy người đạp xe nên và không nên ăn gì? Nghỉ bao lâu sau khi ăn mới được đạp…
2.8. Các dụng cụ cần thiết khác
Một kinh nghiệm khi đi phượt khác là mang theo các dụng cụ hỗ trợ như đèn pin, dây thừng, túi ngủ, bật lửa và bộ dụng cụ đa năng. Lưu ý, nên lựa chọn các dụng cụ có kích thước nhỏ gọn, công năng tốt để đỡ cồng kềnh khi di chuyển.
3. Những điều cần biết khi đi phượt bằng xe đạp
Để đảm bảo an toàn khi đi phượt bằng xe đạp, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:
- Hãy đi phượt hoặc đi du lịch bằng xe đạp vào mùa khô, tiết trời ít mưa bão. Đồng thời, tránh đi phượt vào mùa đông để đảm bảo an toàn.
- Luôn đề cao sự an toàn lên hàng đầu bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông đường bộ và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ (mũ bảo hiểm, miếng đệm bảo vệ tay chân).
- Bạn phải hiểu được sức mình đến đâu, từ đó thiết kế lộ trình đạp xe phù hợp. Đồng thời, bạn không nên đạp xe trong 1 quãng đường dài nếu tay lái yếu để đảm bảo sức khỏe, tránh bị kiệt sức.
- Trước khi đi phượt bằng xe đạp, bạn phải kiểm tra và bảo trì toàn bộ xe, bao gồm lốp xe, độ bám của săm, bộ phanh, đèn đi đêm, chuông xe đạp, bộ truyền động và lắp thêm gương (nếu cần thiết).
- Bạn nên nhớ phải luôn di chuyển đến khu vực có đông dân cư trước khi trời tối, đồng thời hạn chế di chuyển ở các khu vực hẻo lánh vào ban đêm để đề phòng rủi ro và dễ dàng nhờ đến sự giúp đỡ của người dân trong trường hợp cần thiết.
Chắc hẳn qua những thông tin trên, bạn đã “bỏ túi” được khá nhiều kinh nghiệm hay ho về bộ môn đi phượt bằng xe đạp rồi nhỉ? Tuy nhiên, đừng quên lựa chọn cho mình chiếc xe đạp chất lượng, phù hợp với như cầu để chuyến hành trình thêm suôn sẻ nhé!
Hỏi và đáp
Quy định đăng bình luận